Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ Tháng 1, 2016

Về lần đầu đi xem kịch

Cuối cùng mình cũng được đi xem kịch. Nói thật là ý tưởng đi xem kịch chưa bao giờ nảy ra trong đầu mình như một thôi thúc phải đi, phải biết, phải trải nghiệm. Hài kịch thì quá lố lăng còn mình thì không thích phải bỏ tiền ra xem một thứ sẽ khiến mình khóc ở nơi công cộng. Thời gian thì cứ trôi vù vù, café có vẻ thú vị hơn, mình thì lại là một dạng trẻ ranh nông cạn thích đi đây đi đó làm màu với người khác. Khi bắt đầu chọn nơi, chọn vở kịch để xem, mình mới nhận ra cái câu mấy nghệ sỹ hay than thở trên báo “sân khấu kịch đang chết dần” thực ra không phải là nói quá. Mình nhìn những poster hài kịch đậm chất thương mại, những vở kịch ma mình nhìn thôi đã thấy nhàm chán, quanh đi quẩn lại chỉ có hai ba tấm là coi như có tí nghệ thuật. Mình đoán thị hiếu của mình đang đòi hỏi quá nhiều. Và điều tệ hơn, chỉ có đúng một website của sân khấu kịch Hoàng Thái Thanh được coi là một website hoàn chỉnh với đầy đủ thông tin cần thiết về lịch diễn, nghệ sỹ, cốt truyện. Mấy web khác, hầu như ch...

Về Cafe vợt

Mình đọc một bài viết về quán café này trên vnexpress. Người ta cũng giới thiệu ghê gớm lắm. Quán café do vợ chồng già bán tới năm đã hơn nửa thế kỷ. Cách pha chế bằng vợt độc đáo nay chỉ còn lại vài quán biết bí quyết. Rồi quán nhỏ, khách quen, hương vị độc đáo. Người ta tới đây để tìm lại nét xưa hoài cổ trong lòng Sài gòn năng động. Mình đã rất ham hố. Bạn mình chở mình đi café cũng háo hức như vậy, thế nên nó đã không láo nháo nhìn đường mà va quệt với một xe máy khác ngay ở đầu hẻm, đối diện quán café vợt. Mình nhìn xung quanh, ngõ không hẹp, ô tô chạy vào ngõ bình thường, ba gác qua lại thong thả, xe máy chạy ẩu vù vù. Đại khái là ai nói nơi này thanh tịnh, yên ả thì là nói láo. Đây chỉ là một con hẻm thông thường trong hàng ngàn con hẻm ở Sài Gòn. Đầu hẻm nhà người ta có quán cóc bán hủ tiếu, bán bún riêu, bán café, bán nước mía. Chẳng qua đầu con hẻm này là quán café vợt xưa thật là xưa nên tự dưng thành ra đặc biệt. Nhưng cho dù có lâu đời như thế nào, cái quán ấy chẳng thể...

Về một tập phim Cheers

Hôm nay mình xem vài tập của Cheers, season 3, kiểu như thư giãn và nuôi dưỡng bệnh đau dạ dày bằng cách vừa ăn cơm vừa xem phim. Hóa ra đôi khi sitcom không chỉ để cười, phim ngày xưa có nhiều thứ để truyền đạt hơn thế. Chuyện là cô hầu bàn Carla, bà mẹ đơn thân với 5 con nhỏ làm quen được với một ông giáo sư rất giàu có và nổi tiếng. Ông này chết mê chết mệt sự thẳng thắn, không câu nệ của Carla, mình đoán là chắc ông ta chưa bao giờ tiếp xúc với ai ngoài xã hội của mình nên thấy mới mẻ thôi, hoặc đơn giản là biên kịch muốn nó phải thế. Sau hai tháng bí mật hẹn hò, cả hai công khai mối quan hệ, vị giáo sư còn quyết định cầu hôn Carla trong sự vui mừng của mọi người trong quán bar. Thế nhưng cô ấy không nói lời đồng ý. Ban đầu Carla không đồng ý vì cô còn giấu vị giáo sư kia về sự tồn tại của năm đứa con riêng. Thế nhưng khi cô thổ lộ với ông về bí mật này và cả về đứa trẻ trong bụng, vị giáo sư vẫn giữ nguyên mong muốn được cưới cô. Điều buồn cười là sự chân thành này cũng không...