Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ 2018

Về Jealous – Labrinth

27/09/2018 Một trong những ưu điểm của việc bị các công ty công nghệ hàng đầu trên thế giới đánh cắp thông tin là họ biết được mình thích gì, đôi lúc lại còn có vẻ hiểu rõ mình hơn cả mình. Thì biết sao giờ, hồi giờ mình đánh giá bản thân chỉ nhờ cảm tính và hai mươi mấy cái xuân xanh tự tìm hiểu nhau, chứ mình đâu có cái kho dữ liệu lưu trữ mọi đường đi nước bước của bản thân và một thuật toán thần sầu định chuẩn sẵn mình thích loại nhạc nào, xem phim gì, mấy giờ đi ị đâu. Nhờ phần Recommended trên Youtube mà mình khám phá ra Mitski, Laura Marling, Kate Bush, Damien Rice và cả hàng trăm bài hát khác cũ mới khác nữa. Bao nhiêu con người hay ho mà nếu không nhờ Youtube bí mật tổng hợp và đánh giá những hoạt động mình thực hiện hàng ngày trên đó, thành thật là mình chẳng bao giờ biết tới. Nếu hỏi là hóa ra Youtube tốt với mình thế cơ à? Tất nhiên rồi, nếu như không kể đến việc bị xâm phạm thông tin, bị phân tích tâm lý để kiếm chác quảng cáo và truyền bá thông tin chính trị có mục

Về Điều kỳ diệu của tiệm tạp hóa Namiya – Higashino Keigo

   Khó mà nghĩ tác giả của Bạch dạ hành (một trong những truyện trinh thám buồn chán nhất mình từng đọc) lại là người viết tác phẩm này. Điều kỳ diệu của tiệm tạp hóa Namiya là một trong những bất ngờ nho nhỏ mình hãnh diện được đón nhận, được táng vào bản mặt tự mãn của bản thân rằng chỉ những quyển sách mình biết đến mới thực sự đáng để đọc.    Thực tế mình đã không đọc trong một thời gian khá dài rồi, có lẽ từ đầu năm, khi mình đọc Catcher in the Rye – J.D. Salinger. Sách thì vẫn mua về đều đặn và chất đầy trong phòng, nhìn thì đẹp, đọc thì không, tội lỗi thì chất chứa vì mình không hẳn là kiểu người bận rộn đến mức không có thời gian đọc sách. Thời gian gần đây thì mình mới phát hiện ra loại người giống mình không thiếu, thậm chí là phổ biến đến mức có một thuật ngữ riêng để chỉ về họ. “Tsundoku” được giải nghĩa là chồng sách không được đụng tới, chỉ những người mua sách về chỉ để ngắm nghía chứ không đọc. Đôi lúc mình nghĩ mua sách về giống như một tâm lý trữ đồ đạc và thứ đ

Về Rushmore (1998)

Spoiler Alert! Một ngày đẹp trời, mình quyết định xem tất cả phim của Wes Anderson. May cho mình là ảnh cũng kỹ tánh, không phải năm nào cũng có phim nên cũng không khó để xem hết. Rushmore là phim thứ 4 của Wes Anderson mà mình từng xem, sau The Grand Budapest Hotel (2014), Moonrise Kingdom (2012) và Fantastic Mr. Fox (2009). Việc xem được ba phim này hoàn toàn là ngẫu nhiên, lúc đó mình không biết Wes Anderson là ai, mình chỉ đơn giản là xem phim. Sau này với kiến thức phim ảnh được mở rộng nhờ có nhiều thời gian rảnh, mình biết đến Wes Anderson như một trong những đạo diễn có phong cách riêng độc đáo nhất nền nghệ thuật thứ bảy. Là một khán giả thông thường, mình không đủ chuyên môn để phân tích cái đặc trưng của Wes Anderson, nhiệm vụ đó đã được hàng trăm blog, review phim, clip trên youtube hoàn thành xuất sắc, không cần mình xí xọn. Cái cốt yếu là khi một phim mới đập vào mắt, thậm chí là trailer thôi, mình biết đó là phim của ảnh chỉ qua vài khung hình tiêu biể