Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ Tháng 11, 2015

Về Rachel & Jun

Sáng sớm nay (2h sáng), khi đang lang thang trên Youtube tìm kiếm giấc ngủ, mình phát hiện ra một Channel mới: Rachel & Jun. Đây giống như một vblog của một cặp đôi vợ người Mỹ, chồng người Nhật về cuộc sống của họ tại Nhật Bản (cụ thể là tỉnh nào thì mình chịu). Mọi tế bào trong cơ thể mình đều dấy lên một cảm xúc duy nhất: ghen tỵ. Mọi thứ họ bày ra trong những đoạn clip đó thật hoàn hảo. Mình đoán đây không phải là một đô thị lớn ở Nhật, anh chồng vẫn thường dùng xe đạp chở mèo đi siêu thị, mua đồ về, sử dụng tay nghề đẳng cấp đầu bếp để nấu ăn, xung quanh nhà họ là những cánh đồng. Cô vợ tham gia gặt lúa, đi thăm thú những cảnh đẹp của xứ người ta, gặp gỡ các nghệ nhân truyền thống, tìm hiểu về văn hóa Nhật Bản. Mình ước mình cũng có cuộc đời đẹp như sau khi được chỉnh sửa. Trời luôn đẹp, không khí luôn trong, nắng vẫn vàng, mưa thậm chí còn lãng mạn, xe đạp, mấy con mèo sạch sẽ và khôn hơn chó. Nhìn cái hình nền của họ kìa, họ sống ở một nơi tuyệt đẹp. Vblog của họ dành

Về Fargo

Có một sự thật là không ai ngoài mình đọc Blog này nên mình cố gắng viết càng nhiều thứ vớ vẩn trong đời mình càng tốt. Mà dạo này thì mình xem khá nhiều phim, hay, dở, vớ vẩn đủ cả. Sau đây là một phim hay. Spoiler Alert Mình xem phiên bản truyền hình của Fargo trước, có lẽ xuất phát từ tình yêu dành cho serie Sherlock và kha khá lời review tốt đẹp mà thiên hạ dành tặng cho phim. Phim mà chỉ có một chút xíu khả năng dở thôi là mình thường chẳng thèm để ý rồi. Mình mới xem Fargo bản điện ảnh cách đây hai tuần rồi mới nhận ra những điểm kết nối và tương tự giữa hai tác phẩm. Phải nói cả hai đều rất xuất sắc, phải trầm trồ sự sáng tạo trong bản điện ảnh và khen ngợi bản truyền hình vẫn giữ được cái hay ho trong bản điện ảnh. Nói về bản điện ảnh trước. Fargo (1996) là một bộ phim dựa trên một sự kiện có thật (thật không thì không biết) tại Minnesota. Phim kể về Jerry Lundegaard, một nhân viên bán xe hơi quèn vì thiếu tiền nên đã thuê hai tên du côn đến bắt cóc vợ mình sau đó

Về Pixels

Mấy hôm nay xem một đống phim vớ vẩn. Phần lười biếng trong mình muốn giải trí bằng một câu chuyện nhẹ nhàng, giản dị, không tốn quá nhiều nước mắt và cảm giác tan vỡ. Về Pixels. Đây là một ví dụ rõ ràng của việc người ta có thể biến một ý tưởng độc đáo, phần đồ họa xuất sắc và một diễn viên có thực lực như Peter Dinklage thành một thứ không thể chấp nhận được. Có rất nhiều “I wish” xuất hiện trong gần hai tiếng phim rời rạc, sáo mòn và vô duyên đó. Tính cách nhân vật, hoàn cảnh nhân vật, cách họ biến thành anh hùng, cứu thế giới và chiếm được trái tim cô gái, sao mà nó có thể sến, đơn giản và ngờ nghệch đến như thế. Giá họ thay Adam Sandler bằng bất cứ diễn viên nào khác. Adam có một biệt tài là phá hoại mọi phim chú có dính dáng tới. Hoặc đơn giản là phong cách của Adam không hợp với mình. Nó lắm lời nên không tinh tế, gương mặt thì gượng gạo, nhân vật thì phim nào cũng giống phim nào. Các vai phụ thì vô duyên đến không cứu vãn được. Từ tổng thống, Wonder “Loser” đến Peter D

Về Good Will Hunting

Spoiler Alert  Tự nhiên một ngày đẹp trời mình muốn xem phim kinh điển. Để có thêm động lực, mình thậm chí còn thêm vào cái Bucket List của mình một cái gạch đầu dòng là xem tất cả những phim top 250 trong Imdb. Mà bởi vì mấy phim đó nặng đầu mà xưa ơi là xưa, mình đã phải rất vất vả để chọn một phim dễ nhằn mà thưởng thức. Và đó là Good Will Hunting. Ngày xửa ngày xưa, khi mình đọc tựa đề của phim, nó chỉ nghĩ một cách đơn giản là “những người tốt sẽ đi săn”, và mình mặc định nó là một bộ phim về săn bắn hoặc là tội phạm chi đó. Sau khi đọc tóm tắt thì hóa ra Will Hunting là tên của nhân vật chính, và Good Will Hunting là “Will Hunting tốt”, theo cách hiểu thô thiển của mình, hy vọng tên phim không có nghĩa bóng nào khác hay một thành ngữ tiếng Anh gì đấy mà mình chẳng biết. Đâu phải phim nào cũng có nghĩa thẳng thắn như Schinder’s List hay Saving Private Ryan. Will Hunting là một thanh niên mồ côi, nghèo khổ, phải làm lao công cho trường đại học MIT. Bù lại cho cuộc sống khô