Bài đăng

Một số suy nghĩ về truyện Kim Dung (phần 2)

  Về xạ điêu tam khúc 1. Anh hùng xạ điêu Anh hùng xạ điêu là tác phẩm của Kim Dung mà mình chưa từng xem phim nhưng đối với hệ thống nhân vật và chi tiết trong truyện thì ít nhiều đã quen thuộc, vậy nên nội dung truyện có thể xem là vừa mới vừa cũ và nó tạo ra cái nhìn đa chiều hơn về những nhân vật mình đã biết. Mình nghe đồn Quách Tĩnh võ công thượng thặng nhưng tính cách đơn giản, thuần phác. Ôi chao đọc truyện Kim Dung mới thấy “đơn giản, thuần phác” chỉ là nói giảm nói tránh và nhân vật bị dìm như gì. Bản thân ngoại hình của Quách Tĩnh chưa bao giờ được khen, chỉ nói là hán tử to cao, mắt to mày rậm, hết, trí tuệ của hắn thì bị chê nát nước. Ngu xuẩn, chậm chạp, thiên tư có hạn, ngốc nghếch,….từ ngữ nào ám chỉ sự đần độn của Quách Tĩnh đều có cả. Đối với việc học võ thì Quách Tĩnh xịn hơn so với việc học văn, nhưng so với những nhân vật khác trong truyện thì hắn cũng thua kém nhiều. Khán giả như mình vô cùng đồng cảm với Quách Tĩnh. Nói chứ đọc đến chi tiết nhân vật chỉ cần

Một số suy nghĩ về truyện Kim Dung (phần 1)

          Bài viết này được viết trong năm 2022, không hề có ý định viết cho ai đọc ngoài bản thân, vậy nên nó không hề hoàn thiện về kết cấu. Đến năm 2024, vì blog quá quạnh quẽ (mình bận không có thời gian xem phim chém gió) nên đành đăng lên cho đỡ trống trải. Các nội dung trong bài viết đều là cảm nhận chủ quan của mình khi đọc tác phẩm của Kim Dung, và đã là chủ quan thì nó là ý kiến của mình và mình mà thôi, không có ý định chê trách bất cứ ai, nội dung gì, nghĩ sao thì viết vậy. Đôi khi chỉ là sự bức xúc nhất thời cần phải xả ra. Nếu một số điều mình viết ra không đúng hoặc đơn giản là còn gì nông cạn, mình hoàn toàn chấp nhận sự hủ lậu ấy của bản thân.          Đối với mình, truyện Kim Dung có cái sự phát triển theo tâm lý độc giả. Mình 20 tuổi đọc sẽ khác mình 30 tuổi đọc và sẽ lại khác mình 40 tuổi đọc. Vậy nên cái bài viết nhỏ bé này chỉ là một thoáng tâm tưởng trong cuộc đời mình, không hơn không kém.                                                     (Spoiler cái quần què

Về Wheel of Fortune and Fantasy (2021)

Hình ảnh
                     <<<<<<<<<<<<<<< SPOILER ALERT>>>>>>>>>>>>> Trong năm 2021, Ryusuke Hamaguchi cho xuất xưởng 2 phim là Drive My Car và Wheel of Fortune and Fantasy . Với tác phẩm gốc là tập truyện ngắn của nhà văn nổi tiếng Haruki Murakami, Drive My Car nhanh chóng tạo được sức hút đối với truyền thông và khán giả. Cùng với chất lượng cũng rất ngon nghẻ, Drive My Car nhanh chóng nhận được vô số giải thưởng và được đại chúng yêu thích, tán tụng. Và dù cũng rất xịn xò và đặc sắc không kém, Wheel of Fortune and Fantasy chẳng có lấy một chút spotlight nào cả, hoàn toàn chìm lấp trong hào quang của Drive My Car . Thỉnh thoảng số phận cũng kỳ cục và tréo nghoe y chang mấy câu chuyện trong phim, đầy dư âm của nuối tiếc và “nếu như”. Wheel  of Fortune and Fantasy không phải là bộ phim đầu tiên có kết cấu là 3 câu chuyện độc lập, dĩ nhiên càng không phải là phim đầu tiên dạng này mình từng xem, nhưn

Về Asako I & II (2018)

Hình ảnh
(Spoiler Alert) Cuối cùng mình cũng đã coi bộ phim thị phi Asako I & II . Bản thân chả để ý gì đến scandal ngoại tình to đùng đùng kia, nhưng mà sau khi xem phim, mình không thể không liên hệ tới hai diễn viên đó, cũng giống như nhân vật Asako, khi họ quyết định chạy theo một thứ ảo ảnh hão huyền để rồi mãi mãi đánh mất đi những giá trị thực và cả tương lai rộng mở phía trước của họ. Cảnh quay đẹp nhất phim Asako I & II kể về một chuyện tình tự mình làm khó mình của cô gái trẻ Asako khi cô yêu hai người đàn ông khác nhau nhưng có ngoại hình giống hệt nhau. Người yêu đầu sét đánh của cô, Baku, người mà cô yêu sống đi chết lại (không phải chết đi sống lại nha) đã bỏ rơi cô không một lời từ biệt, khiến cô gái trẻ bỏ cha bỏ mẹ bỏ bạn lên Tokyo để xoa dịu nỗi đau. Tại đây, cô gặp Ryohei, người có ngoại hình y chang Baku nhưng tính cách hoàn toàn trái ngược. Sau nhiều trăn trở, cô cũng yêu Ryohei và cả hai đã hạnh phúc với nhau tới tận 5 năm cho đến khi Baku, sau nhiều năm biệt

Về Godzilla (1954)

Hình ảnh
(Mấy phim này có tính là tiết lộ nội dung không?) Nói gì thì nói, tính tiên phong của Godzilla thực sự là không thể phủ nhận. Di sản của Godzilla để lại cho điện ảnh và văn hóa đại chúng Nhật Bản nói riêng và thế giới nói chung là không thể đo đếm và sẽ không bao giờ bị mai một. Nhưng nếu xét riêng Godzilla dưới phương diện một phim điện ảnh riêng, đặc biệt là tác giả cái bài viết này vừa xem Sansho the Bailiff xong, thực sự là chất lượng phim không được ngon nghẻ cho lắm. Nội dung phim rất đơn giản, sau khi bị vụ thử bom nhiệt hạch của Mỹ phá nơi an cư lập nghiệp, một con quái vật thời tiền sử đã thức dậy và trèo lên lãnh thổ Nhật Bản phá làng phá xóm. Trải qua nhiều tổn thất, Chính phủ Nhật Bản đã tìm mọi cách để tiêu diệt con quái và họ đã làm được. Chấm hết. Con quái vật được gọi là Godzilla (Gojira), tên này được đặt theo tên một sinh vật biển tàn ác trong mấy câu chuyện cổ tại một làng chài nơi con quái tiền sử lần đầu xuất hiện. Vẻ đẹp cổ đại Nhiều phân cảnh trong phim

Về Sansho the Bailiff (1954)

Hình ảnh
 (Spoiler Alert) Mình nghĩ biên kịch của Sansho the Bailiff chắc thích mấy ông nhà văn chủ nghĩa hiện thực của nước mình ngày xưa lắm, thì rõ là nghệ thuật vị nhân sinh mà. Không một gram hy vọng hão huyền, không một chút tưởng tượng bay bổng, không một chi tiết vượt khỏi logic thông thường, không plot twist, không điên cuồng, không bùng nổ, không đánh đố, Sansho the Bailiff kể một câu chuyện không thú vị, không bi lụy, không đột phá về nhưng đầy ấn tượng việc làm người tốt giữa thời đại nhũng nhiễu người chà đạp lên người. Bối cảnh phim là tại nước Nhật thời phong kiến nào đó, cũng là lỗi của người viết bài (là mình) khi không có nhiều kiến thức về lịch sử nước Nhật cũng như xem phim bằng phụ đề tiếng Anh nên đã mờ sẽ càng mịt. Đại khái theo mình hiểu thì một lãnh chúa vì dám cãi lại mấy cha nội ở trung ương để bảo vệ quyền lợi cho dân nghèo nơi ông này cai trị đã bị thiên hoàng cách chức và đày tới một xứ khỉ ho cò gáy nào đó. Kể cả khi làm quý tộc có địa vị cao quý, được người d