Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ 2016

Về My Fair Lady (1964)

(Spoiler Alert) “Makeover” luôn là một trong đề tài mà điện ảnh từ Đông qua Tây ưa thích và xài đi xài lại. Từ những phim hài lãng mạn Hàn biến hình một cô gái vụng về, ngô ngố trở thành một quý cô sành điệu cho xứng với anh giám đốc trẻ tuổi đẹp trai, những phim teen Mỹ biến hình một cô gái mờ nhạt trở thành Prom Queen và hun hít anh giai đẹp nhất trường, makeover còn lan sang cả Kingsman, nới mấy cha điệp viên người Anh biến một thằng nhóc đường phố trở thành một quý ông lịch thiệp, đặng để giết người này người nọ cho đẳng cấp. Đối với mọi thể loại con gái trên đời, makeover sẽ luôn là một đề tài không bao giờ chán, bởi cô nào cũng có một mơ ước siêu giản dị, đó là trở thành Lọ Lem, là trung tâm của bữa tiệc, là từ một người bình thường trở thành một người đặc biệt, cho dù sự đặc biệt đó chỉ đơn giản là đẹp. Mình nghĩ một trong những phim kinh điển nhất của cái dạng “makeover” này là My Fair Lady (1964). Nhiều người sẽ nhớ nhiều tới Pretty Woman (1990), nhưng theo ý kiến nhỏ

Về Battle Royale (2000)

(Spoiler Alert)  Đây là góc nhìn của người chỉ mới xem phim. không tham khảo thêm gì khác. The Hunger Game hoàn toàn là sản phẩm ăn cắp/copy cat/ bắt chước/ đạo văn trắng trợn Battle Royale, mà buồn thay, lại chẳng hay ho được như nguyên tác. Mình luôn thích truyện tranh của Nhật, cái kiểu một ý tưởng cực kỳ thông minh được xây dựng trên bối cảnh cực kỳ vô lý và ngu ngốc ấy. Như Đạo luật Battle Royale chẳng hạn. Ý tưởng về một lớp học bị cô lập trên đảo, nơi các em học sinh 15 tuổi bị buộc phải giết nhau cho đến khi chỉ còn một em sống sót, nghe ra thì có vẻ hay ho cho một phim kinh dị, thế nhưng nếu nghĩ kỹ thì không thể chấp nhận được. Không có trường hợp nào trên đời mà nước Nhật (hay tất cả các nước nào khác trên thế giới) có thể thông qua một thứ như đạo luật BR, lý do duy nhất bởi vì nó không mang lại giá trị nào cả. Mình không nói lý do ở đây là nhân quyền, các bậc phụ huynh không gào thét đánh bom chính phủ vì con mình bị giết lãng xẹt, càng không nói vai trò của Liê

Về Eternal Sunshine of the Spotless Mind (2004)

(Spoiler Alert)    Eternal Sunshine of the Spotless Mind là bộ phim đã nằm trong laptop của mình hơn nửa năm nay. Trong một lần wifi hàng xóm bị chập cheng và mình hoàn toàn hết thứ để giải trí, mình cuối cùng cũng đã miễn cưỡng xem nó. Không thể trách mình được, nó là phim tình cảm tâm lý có Kate Winslet đóng nữ chính, chỉ nhìn cái poster thôi là đã thấy buồn bã và nặng đầu rồi. Lại còn cả cái tiêu đề nữa, Eternal Sunshine of the Spotless Mind có nghĩa là gì? Thế nào cũng là một đống triết lý, ít thoại, toàn nội tâm dằn vặt mà mình không đủ khả năng để buồn khổ. Rồi các nhân vật sẽ cũng ngồi cả hai tiếng rưỡi đồng hồ khóc lóc cho một mối quan hệ đã chết nữa cho mà xem.    Mọi dự đoán của mình có vẻ đúng. Anh nam chính Joel (Jim Carrey) thức dậy trên giường với vẻ đau đớn, cô độc. Mình ngáp lên ngáp xuống. Phải rồi, anh ấy cô đơn, cuộc sống buồn tẻ, thậm chí cả không khí và cái lạnh cũng buồn tẻ, giọng nói của Joel cũng buồn tẻ. Là một người ế, mình hiểu đời khốn nạn như thế nào

Về The Thing (1982)

(Spoiler Alert)       Dưới góc nhìn của một người kén chọn trong phim kinh dị    Không thể nói mình xem The Thing với sự vô tư, ít kỳ vọng và không toan tính. Như một phần tất yếu của sự rảnh, mình đã vô tình xem vài cảnh kinh điển và nổi tiếng nhất của phim trên Youtube và Cinemax, và nó đã khiến mình có ấn tượng xấu và vài định kiến be bé đối với phim. Một vài định kiến be bé ấy vẫn đúng sau khi bộ phim kết thúc, nhưng nhìn chung, mình đã có một cái nhìn mới mẻ và bớt khắt khe hơn, đồng thời nhận ra một bộ phim với quái vật, máu me, phèo phổi không hẳn đã là rẻ tiền, nó thậm chí còn là gia vị khiến bộ phim vừa phát tởm, vừa đáng sợ.    Bối cảnh phim diễn ra tại một khu nghiên cứu khoa học Hoa Kỳ giữa mùa đông Nam Cực. Mở đầu phim là một chiếc trực thăng Na-uy đuổi giết một con chó. Là một người thông thường, tức là người chết trên phim thì chỉ như muỗi vằn, chết bao nhiêu cũng được, nhưng để một con chó/ mèo chết trên phim thì là tội ác (mình là fan của John Wick), đương nhi

Về Vertigo - một phim nữa của Hitchcock

Theo mình thì Vertigo của Hitchcock còn bi kịch hơn Romeo and Juliet của Shakespears. Mình biết so sánh như thế thì rõ ngu, chẳng có gì có thể khiến hai tác phẩm này đặt lên bàn cân cả. Ngoài điểm chung duy nhất là kể một câu chuyện tình không có hậu, Vertigo và Romeo and Juliet chẳng giống nhau về thể loại nghệ thuật, về thời đại, về ngôn từ (điện ảnh và văn học), về nhân vật, chả có cái tương tự cả. Nhưng người ta vẫn thường lấy Romeo and Juliet ra làm một ví dụ kinh điển về một câu chuyện tình yêu bất hạnh, bản thân mình thì thấy Vertigo còn buồn khổ hơn thế và vượt xa Romeo and Juliet. Mình mặc kệ thiên hạ không đồng tình hoặc ca ngợi Romeo and Juliet như thế nào, cho dù văn phong và thủ pháp nghệ thuật của Shakespear có phi thường ra sao, mình là mình không có cảm tình với mấy bé tuổi teen bỏ cha bỏ mẹ tử tự vì tình. Nó chỉ đơn giản là quá đần độn để chết bởi một chuyện lãng xẹt như vậy. Vertigo là một phim “thriller”, ít nhất thì người ta, hãng phim và trên wiki nói thế. Như

Về The Boy and the Beast

(Spoiler Alert) Bất chấp kỳ vọng cao, bộ phim vẫn là một sự bất ngờ lớn về chất lượng. The Boy and the Beast không có một cốt truyện quá ấn tượng hay sáng tạo. Phim kể về một cậu bé Ren mồ côi mẹ, cha bỏ đi đâu không rõ, vì không muốn sống với họ hàng nên cậu này đã bỏ nhà đi bụi. Ấn tượng ban đầu của mình về Ren thật sự là không tốt đẹp lắm. Xét cho cùng thì những người họ hàng đó cũng chưa đánh mắng hay làm gì cậu, người ta dự định sẽ nuôi nấng, cho ăn học đàng hoàng, ít nhất cũng nên có lời cảm ơn chứ. Nhưng không, em ấy vô cớ gào thét um sùm rồi bỏ nhà đi lang thang. Em ấy có thể “arigato” với một “con chuột” hoang em ấy nuôi khi con đấy rúc rúc vào đầu em nhưng không thể nghĩ đến một tá người lớn ngoài kia đang hoang mang không biết em lạc đi chỗ nào. Với mình, Ren là một thằng nhóc xốc nổi, không biết lý lẽ và láo xược. Chắc vậy em mới hợp với the con Gấu. Vì mình không rành tiếng Nhật nên sẽ gọi tên nhân vật qua hình dáng con vật của họ. Theo một mô típ hết sức cũ rích,

Về Psycho, Rear Window và Dial M for Murder

(Spoiler Alert) Đây là phim Hitchcock thứ ba mình đã xem, sau Psycho và Rear Window. Psycho là một phim mà chúng ta thường tiếc nuối là mình chỉ có thể có một ấn tượng ban đầu. Không giống như những bộ phim hoành tráng về kỹ xão, hành động, hài hước, kiểu như Star Wars hay LoTR, mình có thể xem đi xem lại nó, rỗi rãi xem tiếp và vẫn có để đạt được những cảm xúc trọn vẹn như lần đầu xem phim. Nhưng đối với những phim như Psycho, The Usual Suspects hay The Sixth Sense, kịch bản, cú twist ở cuối phim chính là một trong những nhân tố đặc biệt nhất, khiến khán giả ở dưới hoàn toàn bị lừa. Chúng ta há mỏ ra vì ngạc nhiên sau khi bộ phim kết thúc, rồi vặn não ngẫm nghĩ thêm vài phút để sắp xếp lại tình huống và nhận ra mọi thứ đều hoàn toàn hợp lý đến khó tin, các chi tiết được đan cài nằm chình ình ra, chỉ là ta không thể ngờ một chuyện như vậy có thể xảy ra. Sự bất ngờ sau một bộ phim như thế này thường đi kèm với lời thán phục dành cho tay nghề lừa đảo và sự kiên nhẫn của đạo diễn,