Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ 2017

Về gấu trúc

Dựa trên hiểu biết của mình về ngữ văn, mình biết rằng chỉ cần có một bộ não đủ phong phú và thích suy diễn, bất cứ điều bình thường nào đều cũng có thể được giải thích thành hàng trăm ý kiến hoàn toàn khác biệt so với những từ ngữ ban đầu. Cứ hỏi Xuân Diệu mà xem, thơ ông có lẽ chẳng đẹp như mấy chục bài văn mẫu bình luận về thơ và đời của ông đâu. Vậy nên trong trường hợp bài viết này, mình buộc phải nói trước, mình hoàn toàn chỉ nói  về gấu trúc, một loài động vật, mình hoàn toàn không có ý định đi xa hơn chủ đề động vật. Những suy nghĩ về gấu trúc thoáng qua đầu mình khi lỡ xem Planet Earth 2006, một series xuất sắc về thiên nhiên và động vật của đài BBC. Nếu ai có điều kiện (thời gian rảnh và một màn hình siêu nét), làm ơn bỏ thời gian xem nó thay vì vùi đầu vô mấy phim truyền hình hay gameshow vô bổ khác. Những hình ảnh trong serie đẹp đến mức ná thở (breathtaking), thậm chí đối với một cô gái đang có PMS, cô ta có thể khóc nữa cơ. Sau đây là những gì mình thu lượm đượ

Về Valhalla Rising (2009)

 (Spoiler Alert) Nói nó bị đánh giá quá thấp so với giá trị thực (underrated) cũng dễ hiểu, bộ phim không dành cho tất cả mọi người, bao gồm cả mình. Việc chuyển sang chế độ đánh số một phần vì mình quá lười để chuyển thành đoạn văn, mặt khác, vì không đủ trình độ cái giá trị của phim, mình chỉ có vài từ để nói. 1.    Mads Mikkelsen là một diễn viên tài năng. Đừng chỉ xem ảnh mỗi trong Hannibal. 2.        Đối với người dốt lịch sử, địa lý như mình, bộ phim là một thử thách trong việc tìm ra bối cảnh sự kiện. Không như những phim hành động phổ thông thông thường có dòng chữ chạy trên màn hình về nơi chốn, thời gian các nhân vật ăn, ngủ, đi ị, Valhalla Rising cứ diễn ra tự nhiên như ruồi. Khán giả phải tự động não đoán xem anh bị xích kia là ai, anh bị giết kia là thằng quái nào, tại sao anh đó lại làm chuyện đó, tại sao anh đó lại không làm chuyện đó, cái quái gì đang diễn ra, bởi không như một bộ phim của Wes Anderson, không có người dẫn chuyện ở đâu tự nhiên nhảy ra giải

Về It Happened One Night (1934)

(Spoiler Alert) Nếu đặt trong bối cảnh hiện tại, It Happened One Night là một bộ phim tình cảm hài tầm thường với hàng chục mô-típ cũ kỹ cứ chen chúc xen kẽ với nhau như thể sợ bị bỏ quên. Nhưng cho dù có quen thuộc, sến sẩm và dễ đoán như thế nào, mình vẫn cố nhớ rằng bộ phim được sản xuất vào năm 1934, nó đã già như trái cà, và những thứ mình phàn nàn về cốt truyện, xây dựng nhân vật, cái kết này nọ, có thể đối với khán giả thập niên đó, It Happened One Night là một thứ hoàn toàn mới tinh và đặc biệt. Biết đâu đấy, chính It Happened One Night mới là quân tiên phong đặt nền móng cho hàng trăm sách truyện, phim ảnh, truyền hình sau này về chuyện mấy cô thượng lưu hay phải lòng mấy anh giai dẻo mỏ ít tiền. Câu chuyện không thể cũ hơn. Tại Florida, cô tiểu thư nhà giàu Ellen/ Ellie Andrews sau khi bị ba la và ngăn cấm tình yêu đã nhảy thuyền đi bụi. Bằng một cách tài tình phục vụ cho cốt truyện, cô gái trẻ sống trong nhung lụa từ bé và không có một chút kỹ năng thực tế nào đã qua

Về Dave Made a Maze (2017)

(Spoiler Alert) Mình tự cười bản thân chút, mình làm như thể có ai biết đến mà xem phim này không bằng. Hồi đầu năm, do có quá nhiều thời gian rãnh rỗi và ở trên Youtube suốt ngày, mình vô tình xem được trailer của Dave Made a Maze. Mình nhớ là mình nhấn chọn xem cái trailer ấy bởi bộ phim có một cái tên rất thú vị chứ không vì bất cứ lý do nào khác. Nó có vẻ là một bộ phim Hollywood hạng B, không có diễn viên nào mà mình biết tên, mình cũng chưa nghe đến bộ phim này bao giờ, thậm chí cái thumbnail của nó nhìn cũng câu khách rẻ tiền lắm: một anh cơ bắp lồng lộn với cái đầu trâu quái vật. Như bên tây có câu “Don’t judge a book by its cover” và ông bà ta có dạy “Đừng nhìn mặt bắt hình dong”, Dave Made a Maze có nhiều thứ để khám phá hơn mình tưởng. Nó thực sự chứa đựng nhiều bất ngờ hơn mình tưởng. Câu chuyện cực kỳ mới mẻ và sáng tạo. Trong dịp cuối tuần bạn gái đi vắng, anh thanh niên thất nghiệp chán đời Dave đã xây một pháo đài bằng bìa carton ngay trong phòng khách căn hộ

Về Breakfast Club (1985)

Spoiler Alert! Breakfast Club là một phim sẽ không bao giờ bị chôn vùi theo thời gian. Cho dù chọn một đề tài khó là tâm sinh lý mấy em nhỏ tuổi teen khùng khùng điên điên, cái lứa tuổi mà chỉ cần vài ba năm cách trở là đã trở thành một thế hệ hoàn toàn khác biệt, thế nhưng những câu chuyện, những trải nghiệm của năm bạn trẻ trong Breakfast Club vào cái ngày thứ 7 ấy mãi không bao giờ lỗi thời. Bằng một cách màu nhiệm nào đó, đạo diễn đã tìm ra được những rắc rối chung mà mọi thời đại trẻ trâu đều phải đối mặt, tập trung chúng nó lại với nhau và bộc lộ chúng theo một cách chân thật, giàu cảm xúc, sống động và đáng nhớ nhất.  Một buổi sáng cuối tuần đẹp trời, năm học sinh của trường trung học Shermer bị buộc phải tới trường chịu phạt. Ở bên tây có cái lối phạt rất hiền, họ bắt buộc học sinh dành thời gian đến trường và không làm gì cả, kiểu như lấy sự lãng phí thời gian và chán chết ra mà hành hạ các em. Mình chả biết cách phạt này hay hành vi dùng thước quật vào mông của xứ

Về Captain Fantastic (2016)

Theo Wikipedia Việt Nam, “ Hippy   hay   Hippie   là một thuật ngữ dùng để chỉ một văn hóa lối sống của thanh niên, phát sinh từ một phong trào tại Hoa Kỳ  trong giữa những năm 1960   và sau đó lan rộng sang các nước khác trên thế giới. Một bộ phận giới trẻ lúc đó trở nên bất mãn với những định ước xã hội đương thời, với tầng lớp trung lưu đang bị chi phối bởi chủ nghĩa tiêu dùng và tư tưởng đàn áp. Họ phản đối chiến tranh, đề cao tự do, tình yêu, hòa bình, sự khoan dung và bác ái. Họ chủ trương từ bỏ xã hội công nghiệp quay về với thiên nhiên.” Việt Nam không có dân hippy hoặc ít nhất thì mình chưa từng gặp. Ấn tượng nông cạn của mình về phong trào này và những người theo đuổi phong trào này hầu như đều đúc kết từ phim Mỹ, thành thử nó không thực sự tốt đẹp và toàn diện lắm. Đúng là họ có biểu tình dữ dội để chống chiến tranh Việt Nam (điều mà mình rất quý trọng) nhưng mà theo truyền thông ngày nay, hippy giống như một kiểu trò đùa dễ cười mà các bộ phim từ màn ảnh nhỏ đến lớn

Về Nocturnal Animals (2016)

(Spoiler Alert) Nocturnal Animals là một trong số những bộ phim mình không tài nào nhớ được là tại sao lại tải về và tự dưng lại nổi hứng muốn xem. Bộ phim có cái tên rất tri thức, độc đáo, gây hiếu kỳ và dễ hiểu nhầm, một kiểu tên giàu tính biểu tượng mà mấy phim dạng nặng nề hay có, như American Beauty ấy. Bộ phim có hai tuyến câu chuyện song song, một là thực tế và một là hư cấu. Phần thực tế kể cuộc sống tâm lý chầm chậm, buồn tẻ, nặng nhọc, phức tạp, ngáp ngủ của chị Amy Adams. Là một người phụ nữ có học thức cao, có năng lực và sự nghiệp vững chắc, Amy Adams còn có thêm một căn nhà xịn, chồng đẹp con khôn, bạn bè danh giá. Mọi thứ nhìn chung quá hoàn hảo nên đâm ra phải có vấn đề. Và những vấn đề trong cuộc sống của Amy cứ lộ dần theo chiều dài của phim theo một cách mà ai cũng đoán được. Sự nghiệp gần như đã chạm đỉnh, chả thấy cạnh tranh với đam mê ở đâu nữa cả, thì cũng tại người ta đã thành công vượt trội rồi, cần chinh phục cái gì nữa đâu. Ông chồng đẹp trai thì h

Về Breakfast at Tiffany’s (1961)

Một trong những bài hát mình thích nhất của Billy Joel là She’s Always a Woman to me. Bài hát là một sự kết hợp bất ngờ giữa tính nghệ thuật của thơ ca và thực tiễn khắc nghiệt khi một người đàn ông cố gắng giải thích về phụ nữ. “... She can lead you to love, she can take you or leave you. She can ask for the truth but she’ll never believe you And she’ll take what you give her as long as it’s free She steals like a thief but she’s always a woman to me. ... She is frequently kind, and she’s suddenly cruel. She can do as she pleases, she’s nobody fool. But she can’t be convicted. She earned her degree And the most she will do is throw shadow at you But she’s always a woman to me.” Mình xem trên youtube thì người ta bảo Billy Joel viết bài này là dành tặng cho vợ cũ của ổng. Mình ngỡ ngàng, hóa ra trên đời này cũng có người phức tạp như thế thật chứ không phải tác giả rãnh rỗi viết bậy để bài hát trữ tình và bóng bẩy. Mình thì chưa gặp được người nào giống phâ